Đá Phạt Trực Tiếp | Quy Định FIFA Về Cách Thực Hiện, Tính Điểm

Đá phạt trực tiếp là khái niệm chẳng còn xa lạ với những ai yêu thích thể thao và đặc biệt là bóng đá. Dù vậy, không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra tình huống này, cách thực hiện, phạm quy ra sao. Để biết rõ hơn về những vấn đề này, mời anh em cùng Vn88 tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Đá phạt trực tiếp là gì

Nếu từng theo dõi các trận bóng đá, hẳn bạn sẽ biết đến khái niệm phạt trực tiếp. Đây là một quả phạt do trọng tài quyết định nếu thấy một cầu thủ của đội đối phương bị phạm lỗi nặng ở bên ngoài vòng cấm (16m50). 

Đá phạt trực tiếp là cơ hội lớn để ghi bàn cho một đội bóng
Đá phạt trực tiếp là cơ hội lớn để ghi bàn cho một đội bóng

Những hành động như để tay chạm bóng khi tranh chấp, cố tình đẩy ngã, đốn ngã đối thủ đều có thể phải nhận một quả phạt trực tiếp. Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ để ghi bàn thắng cho trận đấu. 

Ở đây, bàn thắng chỉ được công nhận nếu bóng xuất phát từ vị trí đá phạt bay thẳng vào lưới mà không chạm trúng bất kỳ cầu thủ nào đội bạn. 

Khi nào trận đấu có đá phạt trực tiếp?

Nếu một trong hai đội mắc phải những lỗi như sử dụng vũ lực quá mức, bất cẩn thì đối phương sẽ được hưởng một quả phạt trực tiếp. 

  • Đá trực tiếp hoặc đang cố gắng đá vào cầu thủ đội bạn.
  • Đánh vào người hoặc tìm cách đánh vào người của đối phương.
  • Ngáng chân, cố tình đốn ngã,cản trở di chuyển của cầu thủ đang tiến về vòng cấm.
  • Xô đẩy, kèo áo khiến đối phương bị mất thăng bằng hoặc bị ngã.
  • Tắc bóng nhưng để chạm chân đội bạn trước thì cũng bị phạt trực tiếp. 
  • Chơi bằng bằng tay trong vòng cấm.
  • Nhổ nước bọt, cắn, kéo áo, cố tình giữ cầu thủ khác. 

Luật đá phạt trực tiếp theo quy định của FIFA

Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) quy định điểm đặt quả đá phạt trực tiếp chính là vị trí mà trọng tài chỉ tay xuống khi thổi còi. Đây chính là nơi cầu thủ để chạm tay vào bóng hoặc nơi đội bạn bị phạm lỗi. 

Đội bị phạt lúc này sẽ lập một hàng rào đặt cách bóng tối thiểu 9m15 để ngăn chặn bớt độ nguy hiểm của quả phạt. Thời gian chuẩn bị và lập hàng rào còn tùy thuộc vào vị trí đá phạt. 

Nếu điểm phạt quá gần vòng cấm thì thủ môn sẽ có thêm thời gian căn chỉnh và điều chỉnh hàng rào sao cho thuận lợi cho tầm nhìn nhất. Trong khi thi đấu môn bóng đá thủ môn bắt bóng của đội bị phạt có thể xin thêm thời gian nếu cảm thấy hàng rào chưa ổn. 

Tuy nhiên, nếu cố tình câu giờ, trì hoãn tình huống đá phạt trực tiếp thì sẽ phải nhận thẻ hoặc bị nhắc nhở. Cầu thủ chịu trách nhiệm đá phạt có thể sút ngay khi có hiệu lệnh từ trọng tài. Tuy nhiên, nếu thấy có cầu thủ đối phương ở trong phạm vi 3m từ điểm phạt thì có thể điều chỉnh. 

Nếu bóng chạm tay một trong các cầu thủ đang làm hàng rào và ra ngoài thì đối phương sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp. Nếu để bóng chạm tay trong vòng cấm thì đối thủ sẽ tiếp tục được hưởng một quả phạt đền 11m. 

Quy định về các trường hợp đặc biệt trong đá phạt trực tiếp

Trong đá phạt cũng có khá nhiều tình huống đặc biệt anh em nên biết để thực hiện cho đúng hoặc khi theo dõi trận đấu. 

Luật đá phạt trực tiếp trong vòng cấm (penalty)

Nếu trọng tài xác định lỗi trong khu vực vòng cấm địa hay vòng 16m50 thì đội phạm lỗi sẽ phải chịu một quả phạt đền. Luật đá penalty sân 11 người quy định cầu thủ sẽ được thực hiện một cú đá duy nhất hướng thẳng vào cầu môn và chỉ đối mặt với thủ môn chứ không có hàng rào bảo vệ. 

Khi đá phạt trực tiếp cầu thủ sẽ đặt bóng ở ngay chấm phạt đền dù lỗi xảy ra ở vị trí nào. Lúc này, quả bóng được xem là bóng sống dù bay ra khỏi vòng cấm địa, các cầu thủ có thể trực tiếp cạnh tranh nhau để giành lấy. 

Luật đá phạt nhanh người chơi cần biết

Trong rất nhiều trường hợp, các đội bóng có chiến thuật đá phạt nhanh để gây bất ngờ cho hàng phòng ngự đối thủ. Lúc này, các cầu thủ khác của đội đá phạt có thể triển khai vị trí sao cho thích hợp để hỗ trợ. 

Lúc này, những cầu thủ làm hàng rào có thể không cần phải đúng cách bóng 9,15m như quy định. Tuy nhiên, đội bóng chỉ được phép thực hiện đá phạt nhanh nếu trọng tài cho phép. 

Khi đá phạt trực tiếp, khoảng cách hàng rào phải đạt tối thiểu 9,15m
Khi đá phạt trực tiếp, khoảng cách hàng rào phải đạt tối thiểu 9,15m

Giải đáp thắc mắc về các quả phạt trực tiếp trong bóng đá

Quy định về các tình huống đá phạt trực tiếp hiện nay cũng tương đối rõ ràng. Nếu muốn biết thêm thì có thể tham khảo một số giải đáp câu hỏi thường gặp dưới đây. 

Đá phạt trực tiếp và gián tiếp có gì khác nhau? 

Trong đá phạt gián tiếp, các cầu thủ thuộc đội không phạm lỗi có thể di chuyển tự do, đội bị phạt phải cách bóng ít nhất 9,1m. Quả phạt gián tiếp không tạo ra bàn thắng trực tiếp mà phải chạm vào một cầu thủ khác thì mới được công nhận.

Lỗi vi phạm xảy ra trong lúc thực hiện quả phạt gián tiếp sẽ không dẫn đến phạt đền dù xảy ra trong vòng cấm mà chỉ tiếp tục một quả phạt gián tiếp nữa. Như vậy, hình thức đá phát này không nguy hiểm và quy định chặt chẽ như phạt trực tiếp. 

Đá phạt trực tiếp Futsal là gì, thực hiện ra sao?

Quy định về quả phạt trực tiếp trong Futsal hoàn toàn tương tự như bóng đá. Vị trí đá phạt chính là tại nơi phạm lỗi do trọng tài xác định. Nếu vi phạm lỗi nghiêm trọng trong khu phạt đền thì đối phương sẽ được hưởng một quả phạt với khoảng cách 6m.

Khoảng cách hàng rào đá phạt sân 11 người là bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, trong sân thi đấu 11 người chuẩn của FIFA thì tất cả mọi cầu thủ phải giữ khoảng cách ít nhất 9,15m so với cầu thủ đá phạt. Trọng tài sẽ kiểm tra hàng rào và vị trí các vận động viên trước khi thổi còi cho phép thực hiện. 

Luật đá phạt trực tiếp sân 7 người ra sao?

Sân 7 người thì quy định về quả phát trực tiếp cũng hoàn toàn tương tự sân 11 người. Tuy nhiên, khoảng cách hàng rào đá phạt sân 7 người là tối thiểu 6. Những quy định còn lại liên quan đến cách tính bàn thắng, vị trí sút phạt thì hoàn toàn tương tự như trên. 

Chiến thuật nào đá phạt trực tiếp dễ thắng nhất? 

Rất nhiều đội bóng lớn trên thế giới có chiến thuật riêng cho các tình huống phạt trực tiếp. 

  • Cách 1: Các cầu thủ như Steven Gerrard, Frank Lampard, Roberto Carlos thường dùng mu bàn chân sút thật mạnh. Ngoài ra, họ cũng có thể cho một cầu thủ khác đẩy bóng ra xa rồi mới sút. 
  • Cách 2: Những siêu sao đá phạt như David Beckham, Lionel Messi thường dùng lòng trong bàn chân để sút nhằm đánh lừa hậu vệ đối phương. Lúc này, quỹ đạo bóng sẽ bị lệch nên thủ môn đối thủ có thể phán đoán sai tình huống. 
  • Cách 3: Những cầu thủ đá phạt hàng đầu như Andrea Pirlo, Juninho thì chọn cách sút trực tiếp. Chỉ cần một cú đá nhẹ nhưng bóng đi rất xoáy nên nếu không phải thủ môn giàu kinh nghiệm thì khó mà bắt được. 
Các siêu sao bóng đá thế giới luôn có chiêu đá phạt riêng 
Các siêu sao bóng đá thế giới luôn có chiêu đá phạt riêng

Lời kết

Trên đây là tất cả những gì cần biết về đá phạt trực tiếp khi theo dõi bóng đá. Những tình huống này bao giờ cũng hồi hộp vì rất có thể dẫn đến một bàn thắng. Hy vọng những kiến thức VN88 chia sẻ trên sẽ giúp anh em hiểu rõ và biết cách thực hiện khi ra sân. 

Xem thêm bài viết liên quan: Đá phạt đền là gì? Hiểu rõ ý nghĩa, quy tắc và cách đá.

CEO Nam Thành